BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
Cao Bá Quát
Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát
I Tìm hiểu chung1. Tác giảCao Bá Quát (1809? – 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên
Quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội)
Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội
Là nhà thơ tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn làm Thánh Quát
Thơ văn của ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, ảo thủ và chứ đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam khoảng giữa thế kỉ XIX.
=>Ông là người có trí tuệ lớn, bản lĩnh, tài hoa và phẩm chất phi thường, lại là người có tư tưởng tự do và khao khát đổi mới
2. Tác phẩmCó thể được hình thành trong những Cao Bá Quát đi thi hội, qua những bãi cát trắng ở các tỉnh miền Trung như tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Nhà thơ đã mượn hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn.
Thể hiện những tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm được lối thoát trên đường đời.
3. Bố cục Thể loại: cổ thể - hành ca (một thể thơ cổ có phần tự do về số câu, số tiếng, vần, có nhịp điệu nhanh)
Bố cục: chia làm hai phần
4 câu đầu: quang cảnh bãi cát dài và người đi trên cát
12 câu còn lại: tâm trạng và suy nghĩ của người đi trên bãi cát dài
6 câu: Thái độ của tác giả đối với nhu cầu danh lợi
7 câu cuối: Sự bế tắc trong tâm trạng của người đi đường và khao khát đổi mới.
Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát
II Tìm hiểu vă bản
1. 4 câu đầu Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên duongf nước mắt rơi
Hình ảnh của bãi cát:
Điệp ngữ: bãi cát
Từ ngữ: lại, dài
=>Hình ảnh bãi cát dài, rộng mênh mông, dường như bất tận, nóng bỏng, trắng xóa, nhức mắt dưới ánh mặt trời. Đó là hình ảnh vẻ thiên nhiên đẹp và khắc nghiệt của miền trung.
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời lặn mà vẫn còn đi.
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!
Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát
Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát
Bãi cái lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời dã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn với!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đàu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tính bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi nam, sóng dao dạt.
Anh dúng làm chi trên bãi cát.
Hình ảnh người đi trên cát:
“Đi một bước như lùi một bước” thể hiện những bước đi trầy trật, khó khăn khi đi trên cát
“Mặt trời đã lặn, chưa dùng được” thể hiện người đi không kể thời gian
“…nước mắt rơi” thể hiện sự mệt mỏi, cô đơn, chán ngán của người đi trên cát.
Ý nghĩa:
Hình ảnh bãi cát: Tượng trưng cho xã hội thời đó, con đường đời đầy chông gai, gian khổ và đầy nhọc nhằn
Hình ảnh người đi trên cát: Tượng trưng cho con người buộc phải dấn thân trong cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho riêng của mình, cho gia đình, cho dòng họ.
6 câu tiếp:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát
Khôn học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Từ ngữ: Trèo non, lội suối thể hiện sự vất vả, khó nhọc
Tự trách mình, giận mình vì không có khả năng phép của tiên ông, mà phải tự mình hành hạ thân xác mình để theo đuổi con đường công danh của mình. -> Nỗi chán nản, mệt mỏi của tác giả.
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
4 câu tiếp theoSự cám dỗ của công danh đối với người đời “Xưa nay phường danh lợi/Tất tả trên đường đời”
Vì công danh, danh lợi mà người ta phải tất tả ngược xuôi, khó nhọc nhưng vẫn đổ xô vào nó
Hoàn cảnh của con người trong khuôn khổ xã hội phong kiến cũng không còn con đường nào khác để đi
Danh lợi cũng là một thứ rượu ngon dễ cám dỗ người khác, dễ làm say người
Tâm trạng chán ghét danh lợi và phường danh lợi như kẻ say sưa trong nó
Câu hỏi tu từ: “Người say vô số, tỉnh bao người?” -> như trách móc như giận dữ, như lay tỉnh người công danh duongd thời là vô nghĩa,tầm thường
=> Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời là vô nghĩa, tầm thường
7 câu cuối:Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bàng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đúng làm chi trên bãi cát?
Câu cảm thán: “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Câu hỏi tu từ “Tính sao đây ?” ->Tác giả băn khoăn không biết nên lm như thế nào có đi tiếp hay là không? Đi tiếp sẽ như thế nào ở lại sẽ ra sao? Đi tiếp thì đi như thế nào đây?
=>Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại, băn khoăn đã chế ngự trong tâm trí, day dứt và bế tắc
Khúc “cùng đường” thể hiện nỗi tuyệt vọng trùm lên trên cả bãi cát dài và cả người đi trên đó. Đứng lại nhìn quanh bãi cát dài cảm thấy bất lục và nuối tiếc. Bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng chưa biết lam gì tiếp theo.
Hình ảnh thiên nhiên trở lại: Phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng đầy khó khăn hiểm trở. Đi mà thấy phía trước là đường cùng, là núi, là biển -> khó có thể xác định phương hướng để đi tiếp.
=> Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vong lên trời cao, lại hỏi với chính lòng mình thể hiện sự mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.
Nhịp điệu:
Được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cach ngắt nhịp của mỗi câu đem lại khả năng diễn đạt phong phú.
Số lượng cữ trong câu không đều: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ
Các ngắt nhịp : 2/3;3/5;4/3…..
Nhịp điệu diễn đạt sự gậm gềnh, trúc tắc của người đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét.
Kết luận:Sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống
Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh trắc trở.